Mẹo bảo quản sữa mẹ đúng cách

Tác dụng tuyệt vời của sữa mẹ chắc chắn ai cũng biết, nhưng việc bảo quản sữa mẹ tốt nhất cho con khi bạn phải trở lại làm việc sau thời gian nghỉ thai sản là điều không dễ gì. Nếu bạn muốn con mình vẫn được hưởng thụ nguồn dinh dưỡng quý giá từ chính sữa của mình ngay khi phải đi làm. Hãy áp dụng ngay mẹo bảo quản sữa mẹ trong bài viết sau của chúng tôi nhé.

1. Cách bảo quản và sử dụng sữa mẹ sau khi vắt ra.

Sữa mẹ khi vắt ra vẫn duy trì đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu của nó nếu bạn biết cách bảo quản nó. Hãy thực hiện những cách bảo quản sau để giúp bé bổ sung đủ sự tinh khiết và an toàn từ nguồn sữa mẹ.

Bảo quản và rã đông sữa mẹ

Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh.

Để bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản dưới đây nhé:

  • Sữa mẹ khi vắt ra nên đổ ngay vào túi đựng sữa chuyên dụng.
  • Để có thể biết được sữa còn hạn sử dụng không? bạn nên dán nhãn bên ngoài túi đựng các thông tin như ngày, giờ vắt sữa.
  • Nhanh chóng cất sữa ngay vào tủ lạnh ngay khi có thể, nếu không thể bạn nên để sữa trong phòng với nhiệt độ phù hợp. Lưu ý là bạn không nên để quá 6 tiếng nhé, tránh xa những nơi có bức xạ, ánh nắng mặt trời hoặc nguồn nhiệt khác.
  • Bạn cũng có thể bảo quản sữa mẹ lên đến 48 tiếng nhưng chỉ trong tủ lạnh thôi. Hoặc làm đông nhanh trong vòng 30 phút. Đặc biệt, bạn có thể bảo quản sữa từ 1-2 tuần khi đã làm đông.

Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

Rã đông và hâm nóng sữa mẹ:

Bạn cần dựa vào thời gian vắt sữa, lấy sữa vắt trước, sau đó làm ấm sữa bằng chén nước nóng để cho bé dùng trước. Còn sữa vắt sau thì cho bé dùng sau.

  • Vi khuẩn trong sữa sẽ tăng lên nếu như bạn vắt sữa với nhiệt độ ở trong phòng. Vì vậy, bạn tuyệt đối không nên vắt sữa ở nhiệt độ này nhé. 
  • Để rã đông sữa mẹ, bạn chỉ cần hấp cách thủy hoặc làm ấm sữa việc đặt bình sữa vào chén nước nóng. Lưu ý là không đun sữa nóng hoặc hâm nó bằng lò vi sóng nhé.
  •  Lắc đều, nhẹ nhàng chai sữa trước khi dùng, để phần váng sữa và sữa trộn đều với nhau. Trong trường hợp bé uống không hết khi đã rã đông, bạn phải bỏ đi không dùng lại được.

2. Cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra bằng dụng cụ trữ sữa.

Bạn đang băn khoăn không biết phải bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra bằng những dụng cụ trữ sữa như thế nào. Một trong những tiêu chí đầu tiên để bảo quản dòng sữa mẹ đảm bảo an toàn chính là việc bạn chọn dụng cụ trữ sữa. Cho nên chúng tôi khuyên bạn nên dùng các dụng cụ dưới đây:

  • Bình trữ sữa bằng bình nhựa hoặc thủy tinh có nắp đậy.
  • Sử dụng túi đựng sữa của thương hiệu uy tín nhất trên thị trường.

Qua bài viết, đôi phần chúng tôi đã chỉ cho bạn cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất bạn nên áp dụng. Trong trường hợp bạn cho bé dùng sữa bột, thì khâu bảo quản cũng phải được đảm bảo đấy. Chúc các bạn thành công nhé.