Các nội dung trong Biên bản điều chỉnh hoá đơn

Biên bản điều chỉnh hóa đơn giúp các doanh nghiệp xử lý sai sót khi lập hóa đơn điện tử. Vậy trong biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử, có những nội dung gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Căn cứ tại Khoản 2, Điều 9 Thông tư 32/2011/TT-BTC: “Hoá đơn điện tử lập sau ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn điện tử số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điện tử điều chỉnh, người bán và người mua thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).”

biển ban điều chính hóa đơn

Vậy khi Người bán lập Biên bản điều chỉnh hoá đơn và Hoá đơn điện tử điều chỉnh cần lưu ý các nội dung sau:

Ngày tháng năm lập Biên bản điều chỉnh: Phải trùng ngày với ngày xuất Hoá đơn điều chỉnh
Thông tin bên bán hàng và Thông tin bên mua hàng

Thông tin Hoá đơn được điều chỉnh và Hoá đơn xuất điều chỉnh yêu cầu bao gồm đầy đủ: Mẫu số hoá đơn – Ký hiệu hoá đơn – Số – Ngày ban hành

Nội dung điều chỉnh trên hoá đơn: Người bán ghi cụ thể nội dung sai trên hoá đơn cũ và nội dung mới được điều chỉnh lại. Các thông tin có thể được điều chỉnh bao gồm: Thông tin Người mua (Tên đơn vị, mã số thuế, địa chỉ); Tên hàng hoá; Đơn vị tính; Đơn giá; Số tiền; Loại tiền tệ; Giá trị tiền bằng chữ…

Biên bản điều chỉnh cho Hoá đơn điện tử được ký điện tử giữa hai bên và lưu trữ dữ liệu điện tử. Việc này đảm bảo cả Biên bản cũng được bảo quản ở định dạng tốt nhất, kèm theo hoá đơn, tránh thất lạc, mất hỏng. Để thực hiện ký điện tử đồng thời, khi Người bán lập Hoá đơn điều chỉnh sẽ đính kèm Biên bản điều chỉnh bản word, ký số và gửi kèm theo cho khách hàng.

Ngoài ra, hiện tại theo Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định về Điều chỉnh hoá đơn bao gồm cả Hoá đơn điện tử thì với các trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên chỉ cần lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh.

Người bán có thể lựa chọn một trong hai cách để thực hiện đều được.

Thông qua bài viết này, hi vọng các doanh nghiệp đã nắm bắt được những nội dung quan trọng trong biên bản điều chỉnh hóa đơn để có thể dễ dàng lập hóa đơn điều chỉnh trong trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót. Hiện nay, với sự phủ sóng của hóa đơn điện tử, việc nắm bắt nội dung trong biên bản điều chỉnh hóa đơn là yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp xử lý các tình huống khi sử dụng hóa đơn điện tử.

https://howtobeatupanybody.com/

https://howtobeatupanybody.com/blog/