Có nên chống thấm sàn mái bằng màng khò ?

Chống thấm sàn mái là một trong những hạng mục thi công không thể thiếu trong các công trình xây dựng hiện nay. Để có thể bảo vệ sàn mái một cách tối ưu nhất trước các tác động thời tiết và giữ gìn vẻ bền đẹp, kết cấu của ngôi nhà, việc chọn loại vật liệu chống thấm có tầm ảnh hưởng rất lớn. Vậy, liệu chúng ta có nên sử dụng phương pháp chống thấm sàn mái bằng màng khò hay không? Hãy cùng chúng tôi xem xét một số yếu tố qua bài viết này nhé!

1. Màng khò là gì?

Để có thể đưa ra quyết định một cách khách quan nhất, trước tiên, bạn cần hiểu rõ về vật liệu chống thấm này. Màng khò hay còn được biết đến với cái tên đầy đủ hơn là màng chống thấm khò nhiệt, màng chống thấm khò nóng gốc bitum là một loại vật liệu chống thấm tồn tại ở dạng màng chống thấm dẻo, được sản xuất từ hỗn hợp giàu bitum, kết hợp cùng hợp chất polymers APP được chọn lọc (Atactic Polypropylene). Lớp Bitum polymer có trong cấu tạo của màng được bao phủ hoàn toàn cho lớp gia cố của loại vật liệu này bằng lưới polyester, được sản xuất theo phương pháp Spunbond nên không đan vào bên trong màng. 

Với cấu tạo trên, màng chống thấm đã được tích hợp các chức năng chịu nhiệt, chống tia UV, đi cùng với đó là khả năng chống thấm, đặc tính cơ học và độ bền mỏi cao. 

chống thấm sàn mái bằng khò

2. Quy trình thi công chống thấm sàn mái bằng màng khò

Một quy trình thi công chống thấm sàn mái bằng màng khò cần đáp ứng đầy đủ các bước dưới đây, từ quy trình vệ sinh, chuẩn bị bề mặt đến các bước thi công:

Chuẩn bị bề mặt

Vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ hoàn toàn cát, các mảng bụi bặm, dầu mỡ và cả các tạp chất còn dính lại trên bề mặt sàn. Đục bỏ và mài để bề mặt được bằng phẳng, xóa bỏ hết các lớp vảy bê tông, sau đó, tiếp tục trám lại và sửa chữa những phần lõm, nứt để đảm bảo bề mặt đạt đủ tiêu chuẩn thi công. 

Tiến hành thi công

Đầu tiên, bạn cần quét một lớp mỏng sơn lót gốc Bitum lên bề mặt sàn mái thi công để nâng cao độ bám dính cho bề mặt, cũng như tấm trải trước khi dán màng .

Để tiến hành dán màng khò chống thấm, bạn hãy sử dụng đèn khò gas để thi công, tiến hành khò vào phần dưới của màng chống thấm cho đến khi bề mặt bitum của màng chảy mềm, đảm bảo cho  khả năng bám dính được tốt nhất rồi mới thực hiện dán màng xuống bề mặt sàn mái. Sau đó, tiếp tục dùng con lăn để miết chặt màng lên bề mặt thi công.

Cuối cùng, cán thêm một lớp vữa bảo vệ lên trên lớp màng chống thấm bitum vừa hoàn thiện để bảo vệ màng.

Lưu ý: Nếu màng khò gặp tình trạng bị thủng, rách thì bạn cần phải dán đè một tấm khác lên để có thể ngăn chặn hiệu quả khả năng thấm nước với biên độ chồng mí tiêu chuẩn là 50mm.

Sau khi hoàn tất thi công, hãy thực hiện kiểm tra chất lượng bằng cách ngâm thử nước trong 24h. Nếu đạt yêu cầu và không có gì xảy ra thì tiến hành nghiệm thu và bàn giao lại công trình cho chủ đầu tư. 

chống thấm sàn mái bằng khò hình 2

>> Gợi ý cho bạn: Sơn chống thấm nhà vệ sinh có giúp chống thấm hiệu quả không?

3. Vì sao nên chống thấm sàn mái bằng màng khò nóng?

Nhìn chung, có thể thấy, màng khó nóng là một lựa chọn lý tưởng cho khu vực bề mặt cần chống thấm rộng lớn như sàn mái. Với những ưu điểm vượt trội về khả năng chống thấm bê tông hoàn hảo, tuyệt đối, độ đàn hồi tối ưu, khả năng chịu xé, chịu đâm thủng và chịu kéo cao, mặt khác, thích ứng được tốt với nhiều điều kiện thời tiết, nhiệt độ khác nhau. Đây chính là giải pháp hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu về chống thấm cho các bề mặt hiện nay.

Tuy nhiên, bạn cũng cần cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn chống thấm sàn mái bằng màng khò bởi quy trình này có thể gây tốn thời gian và yêu cầu kỹ thuật thi công bài bản, đồng nghĩa với việc là bạn sẽ phải chi ra một khoản tiền để thực hiện và không thể tự tiến hành ở nhà. 

chống thấm sàn mái bằng khò hình 3

Trên đây là một vài chia sẻ của chúng tôi về thắc mắc “có nên chống thấm sàn mái bằng màng khò?”. Hy vọng rằng, qua bài viết trên, bạn sẽ tìm ra câu trả lời phù hợp nhất với nhu cầu của mình!

>> Xem thêm: