Công nghệ sản xuất viên nén mùn cưa đạt chuẩn quốc tế

Công nghệ sản xuất viên nén mùn cưa có thể tóm gọn trong 4 bước cơ bản là băm nghiền, sấy, nén ép và đóng gói. Tuy nhiên, để hiểu được rõ ràng hơn, có thể chia quá trình này ra thành 11 bước. Việc phân chia càng chi tiết càng giúp nâng cao sản phẩm đầu ra, đáp ứng nhu cầu của các thị trường tiêu thụ, cũng như dễ dàng nhận được các chứng chỉ từ các tổ chức kiểm định sản phẩm uy tín như SGS.

Bước 1 : Thu mua nguồn cung gỗ từ các xưởng sản xuất gỗ, hoặc nguyên liệu thô từ nông dân, trang trại xung quanh nơi sản xuất viên nén. Khối lượng đơn hàng tối thiểu phải là 1 tấn, nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất về sau.

Image titled Make Wood Pellets Step 1

Bước 2 :  Sử dụng các máy băm gỗ thành mảnh thành kích thước 2,5cm. Đây có thể xem là bước trung gian cần thiết, để việc nghiền nhỏ gỗ ở giai đoạn liền sau trở nên dễ dàng hơn. Nếu đã đầu tư 1 máy băm nghiền gỗ công suất lớn, có thể bỏ qua bước này.

Bước 3 : Sử dụng tiếp máy băm nghiền gỗ chuyên dụng để giảm kích thước mảnh gỗ xuống còn 5mm. Bước này có thể bỏ qua, nếu đã có sẵn nguồn cung mùn cưa đạt chuẩn về kích thước.

Image titled Make Wood Pellets Step 3

Bước 4 : Sàng lọc mùn cưa. Việc này sẽ giúp hạn chế tối đa các tạp chất còn sót lại sau quá trình băm nghiền gỗ. Nếu không, các tạp chất này có thể làm hỏng máy sáy công nghiệp trong giai đoạn liền sau.

Bước 5 : Sấy khô gỗ, nếu chỉ sản xuất ở quy mô nhỏ có thể phơi dưới ánh nắng mặt trời trong khoảng 24h giờ. Nếu ở quy mô lớn hơn thì sẽ cần 1 lò sấy công nghiệp. Sau khi sấy, mùn cửa phải đảm bảo được độ ẩm 8-13%. Nếu chưa đạt, thì phải tiếp tục sấy.

Image titled Make Wood Pellets Step 4

Bước 6 : Làm nguội mùn cưa. Thực tế, có thể để mùn cưa khô tự nhiên, nhưng để đẩy nhanh tiến trình hoặc hạn chế môi trường ẩm ướt quay lại làm giảm chất lượng sản phẩm thì nên  sử dụng 1 dây chuyền sản xuất mùn cưa hiện đại, có tích hợp cả khâu làm lạnh sau khi sấy.

Bước 7 : Có thể sử dụng thêm 1 ít dầu thực vật để tạo độ kết dính cho giai đoạn nén. Chỉ nên sử dụng dầu thực vật nguyên chất, không sử dụng các chất hóa học khác vì dễ làm tăng độ tro và mức độ ô nhiễm của viên nén khi đốt.

Bước 8 : Trộn mùn cưa sau khi đã tẩm dầu thực vật. Bước trung gian này nhằm trộn đều nguyên liệu. Có thể bỏ qua bước này nếu đã sử dụng dây chuyền sản xuất, bởi khâu trộn sẽ được thực hiện cùng lúc với khâu sấy.

Bước 9 : Cho toàn bộ mùn cưa vào máy sản xuất viên nén mùn cưa. Lúc này, nguyên liệu sẽ được nén chặt và ép thành viên có kích thước chuẩn, dưới áp lực và nhiệt độ trong máy. Mặt sàn và quả lô trong máy được thiết kế với kích thước theo yêu cầu của nhà sản xuất, nhằm đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng tại các nơi khác nhau.

Image titled Make Wood Pellets Step 8

Bươc 10 : Sàng lọc thành phẩm và làm khô lần nữa. Bước này nhằm loại bỏ các viên nén có kích thước quá nhỏ hoặc bị nứt vụn trong quá trình ép. Sau khi lọc, để khô tự nhiên trong khoảng 24 giờ thì chuyển sang bước đóng gói.

Bước 11 : Đóng gói. Bước này cũng tùy vào yêu cầu của khách hàng, có thể sử dụng các loại bao gói với kích thước khác nhau hoặc đóng hàng trực tiếp vào container nhằm tiết kiệm diện tích và phí vận chuyển về sau. Lưu ý tránh để hàng tiếp xúc với ánh mặt trời và bảo quản tại nơi khô ráo trong kho.

Để có được sự chấp thuận từ các thị trường tiêu thụ, viên nén mùn cưa thường sẽ phải có chứng nhận từ các tổ chức bên thứ 3 có uy tin như SGS.

Chứng nhận SGS là gì

Trong các giao dịch thương mại quốc tế, sẽ cần 1 bên thứ 3 có uy tín làm trung gian chứng nhận cho hàng hóa của bên cung ứng hàng hóa. Theo đó, SGS (Société Générale de Surveillance SA) là tổ chức hàng đầu thế giới trong lĩnh vực giám định, thử nghiệm và cấp giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn nhất định cho 1 loại sản phẩm và chứng nhận này sẽ có giá trị trên toàn cầu.

Image result for sgs

Viên nén mùn cưa đạt chất lượng và có chứng nhận từ SGS sẽ dễ dàng thâm nhập vào các thị trường tiêu thụ có tính khắt khe như Châu Âu hoặc Hàn Quốc. Các dịch vụ mà SGS đang cung cấp bao gồm :

Giám định : giám định và kiểm tra về số lượng, chất lượng và trọng lượng của hàng hóa để xác định cách vận chuyển hàng hóa cho phù hợp nhất.

Thử nghiệm : kiểm định và thử nghiệm theo nhiều cách khác nhau nhằm xác định chất lượng sản phẩm có phù hợp với các tiêu chí về sức khỏe và an toàn hay không

Chứng nhận : Sau khi qua 2 bước giám định và thử nghiệm, thường các sản phẩm sẽ được cấp giấy chứng nhận, có giá trị để giao dịch trên toàn thế giới.