Dầm bê tông cốt thép dự ứng lực là gì? Nguyên lý làm việc

Trên thực tế, có thể thấy bản chất của bê tông sẽ chịu nén tốt hơn nhiều lần so với chịu kéo. Vậy dầm bê tông cốt thép dự ứng lực là gì? Chúng có ưu điểm gì đặc biệt? Cùng chúng tôi tìm hiểu các kiến thức về vấn đề này ở bài viết dưới đây nhé. 

Bê tông cốt thép truyền thống có đặc điểm gì? 

Phục vụ tiêu chí chịu uốn và chịu kéo nên bê tông cốt thép truyền thống sử dụng chất liệu là cốt thép thường. Điều này giúp cấu kiện có thể chịu ứng suất nén hơn ứng suất kéo. Để tạo thành bê tông cốt thép truyền thống khá đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp. 

Khi khẩu độ và tải trọng tăng trong momen uốn thì ứng suất kéo tương ứng sẽ tăng. Cần phải tăng kích thước tiết diện cấu kiện. Thêm vào đó là các vấn đề về trong lượng và yêu cầu kiến trúc thẩm mỹ.. xảy ra. 

Khi kéo căng các bó cáp dự ứng lực cường độ cao ở cả trong và ngoài cấu kiện bê tông sẽ hình thành ứng suất. Hướng tải trọng và cáp dự ứng lực ngược nhau sẽ giúp giảm mô men uốn và ứng suất kéo trên tiết diện cấu kiện. 

Có thể thấy trên lý thuyết thì cấu kiện bê tông cốt thép dự ứng lực chỉ có thể chịu nén được và không chịu kéo. 

Dầm bê tông cốt thép dự ứng lực là gì? 

Dầm bê tông cốt thép dự ứng lực còn được gọi với tên khác là dầm bê tông tiền áp hay dầm bê tông dự ứng lực. Đây là cấu kiện gồm 2 thành phần chính là bê tông và cốt thép được áp dụng công nghệ cao đem tới nhiều ưu điểm vượt trội hơn. Cụ thể là kết cấu bê tông cốt thép được kết hợp để sử dụng ứng lực trước bằng cường độ cực kỳ căng của cốt thép. 

Các loại dầm bê tông cốt thép dự ứng lực 

Hiện nay, trong các công trình xây dựng sử dụng 2 loại dầm bê tông dự ứng lực. Đó là dầm bê tông cốt thép dự ứng lực căng trước và căng sau. 

Dầm bê tông dự ứng lực căng trước

Đây là cấu kiện được sản xuất trong nhà máy, công xưởng hoặc những nơi có bãi đúc riêng biệt. Sau khi hoàn thành, khi sử dụng sẽ được vận chuyển đến công trình và lắp ghép vào. 

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, loại cấu kiện này được sản xuất hàng loạt trong nhà máy nên sẽ đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng khá tốt. Quá trình lắp ghép thi công tại công trường khá đơn giản, nhanh chóng. 

Dầm bê tông dự ứng lực căng sau 

Đây là cấu kiện sẽ chế tạo ngay tại các công trường thi công. Lúc nào chúng đạt yêu cầu về cường độ thì tiến hành kéo bằng cáp. Ưu điểm của loại dầm bê tông dự ứng lực này là sẽ không tốn thời gian và chi phí cho vận chuyển bởi vì chúng được đúc trực tiếp ở công trình. 

Tuy nhiên, nhược điểm của cấu kiện này là quá trình đúc đôi khi tốn khá nhiều thời gian, dễ xảy ra vấn đề vậy nên phải kiểm soát kỹ. Từ đó mới hạn chế được các sự cố lúc kéo cáp. 

Nguyên lý làm việc của dầm bê tông cốt thép dự ứng lực 

Cốt thép được gia công với cường độ cao sẽ là nguyên liệu giúp tăng độ dẻo của hỗn hợp bê tông. Cốt thép sẽ sử dụng máy để kéo căng với hiệu ứng suất trước. Lúc hiệu ứng suất trước đã đạt tới giá trị của thể thì nó sẽ được thiết kế trước và nằm ở khoảng đàn hồi được dừng. 

Cốt thép ứng suất trước, chịu tốt sức nén. Vì thế loại này có thể tạo lên kết cấu biến dạng ngược với trước và sau khi chịu tải. Kết cấu này khác hoàn toàn với dầm bê tông cốt thép truyền thông nên nó có khả năng chịu tải cao hơn nhiều. 

Dầm bê tông cốt thép dự ứng lực là gì? Chắc hẳn bạn đã có câu trả lời phải không nào. Hy vọng bài viết đem tới nhiều kiến thức bổ ích, giúp bạn hiểu rõ về cấu kiện này trong xây dựng. 

==> Bạn có thể tham khảo thêm những bài viết sau đây: