Mẹ cần lưu ý gì khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé?

Việc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé vốn không phải điều dễ dàng vì vừa phải đảm bảo đủ dinh dưỡng đồng thời phải khiến bé hứng thú với từng bữa ăn. Nếu các mẹ vẫn đang đau đầu trong công cuộc xây dựng một thực đơn cho bé ăn dặm đúng chuẩn thì cần phải nắm và hiểu rõ những lưu ý sau đây:

1. Biết được bé có thể ăn dặm từ độ tuổi nào?

Thông thường một đứa trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi bắt đầu có thể ăn dặm những thực phẩm khác ngoài nguồn dinh dưỡng chính là sữa mẹ để đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sự phát triển về thể chất và trí tuệ của bé.

Bé có thể ăn dặm từ 6 tháng tuổi

Các mẹ cần đặc biệt chú ý khoảng thời gian này để bắt tay vào xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé. Có thể nhận biết qua các biểu hiện như bé hay quấy khóc, đòi bú nhiều lần – chính là dấu hiệu cơ thể bé cần nạp thêm chất dinh dưỡng.

2. Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng trong thực đơn ăn dặm cho bé

Để việc ăn dặm phát huy tối đa hiệu quả thì các mẹ bắt buộc phải cân nhắc lựa chọn những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, cấn đối giữa từng loại để tránh thừa hoặc thiếu chất.

Trong thực đơn ăn dặm cho bé bắt buộc phải có mặt đầy đủ những chất quan trọng như chất béo, protein, các loại vitamin, tinh bột, chất xơ và nhiều khoáng chất cần thiết khác.

Cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong thực đơn ăn dặm của bé

Cách đa dạng dinh dưỡng tốt nhất là thường xuyên thay đổi các thực phẩm trong thực đơn ăn dặm hàng ngày như tăng cường các loại trứng gà, bánh mì, đậu hũ, cá, thịt nạc, trái cây tươi đến dầu ăn và đường.

3. Đảm bảo các quy tắc an toàn vệ sinh thực phẩm

Khâu chế biến đồ ăn là quan trọng nhất, quyết định đến bé nhà bạn có thực sự hứng thú với thực đơn ăn dặm mỗi ngày hay không.

  • Hãy lựa chọn các loại thực phẩm tươi sống, an toàn, đảm bảo vệ sinh và tránh thực phẩm đóng hộp, đông lạnh đã bảo quản lâu ngày.
  • Đồ ăn dặm không được nấu quá lỏng hoặc quá đặc.

Đồ ăn dặm của bé phải đảm bảo an toàn, hợp vệ sinh

  • Mỗi giai đoạn ăn dặm bé có thể tiếp nhận ở các dạng thực phẩm khác nhau nên các mẹ nên thay đổi linh hoạt các cách chế biến để kích thích vị giác của trẻ. Thay vì chỉ xay nhuyễn một cách nhàm chán có thể trộn salad hoặc nấu thành những món dễ ăn vừa làm tăng vị giác lại khiến trẻ dễ tiêu hóa.
  • Tất cả các đồ ăn dặm phải ăn chín, uống sôi, không được ăn tái.
  • Sử dụng các loại gia vị chuyên dụng để chế biến đồ ăn dặm cho bé thay vì dùng những gia vị mà gia đình bạn sử dụng hàng ngày.
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn thay vì ép bé phải ăn 3 bữa chính như bình thường. Các bữa ăn nên diễn ra trong một khung giờ cố định.

Mong rằng với những lưu ý về cách xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé trên đây đã giúp ích các mẹ giải quyết một vấn đề “đau đầu” mà không phải ai cũng biết. Hãy ứng dụng ngay những quy tắc cần thiết này để bé có những bữa ăn dặm thật hoàn hảo mẹ nhé.