Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Mấy năm trở lại đây dịch bệnh tay chân miệng ở trẻ hoành hành khắp nơi và có xu hướng gia tăng. Nhiều trẻ em mắc phải căn bệnh này nếu không chữa trị kịp thời sẽ có những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Do vậy, cách nhận biết sớm dấu hiệu bệnh tay chân miệng và các biện pháp phòng ngừa là những kiến thức cần thiết mà bậc phụ huynh cần lưu ý hàng đầu để bảo vệ sức khỏe cho con em chúng ta.

1. Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tay chân miệng ở trẻ.

Trong thời  điểm tiết trời giao mùa, dịch bệnh tay chân miệng có xu hướng tăng cao, đặc biệt là ở trẻ em. Nếu trẻ nhà bạn có những dấu hiệu sau, hãy lập tức đưa bé đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời để tránh những diễn biến khôn lường của bệnh.

– Tổn thương ở da:

Đặc điểm điển hình của bệnh tay chân miệng là nó hình thành các vết mụn nước, rát đỏ trên da. Những vết ban đỏ này thường ở các vị trí như xung quanh miệng, họng, lòng bàn chân và tay không gây đau, ngứa.

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tay chân miệng ở trẻ

– Loét miệng:

Các vết ban đỏ sẽ làm cho bé bị loét miệng, dẫn đến chứng khó ăn và khó nuốt ở trẻ.

– Các dấu hiệu khác:

Ngoài ra, khi hình thành các vết ban đỏ, các bé trở nên mệt mỏi, sốt cao và chán ăn. Một số bé không chơi và hay quấy khóc, thở khò khè. Nó làm cho trẻ trở nên chậm chạp, đi đứng loạng choạng, đờ đẫn và có thể nôn trớ.

Hiện nay, chưa có vắc xin đặc hiệu bệnh tay chân miệng, do đó, bố mẹ nên quan sát các dấu hiệu của trẻ để điều trị đúng phương pháp và tránh các hậu quả đáng tiếc.

2. Cách phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ

– Phòng bệnh ở nhà

Giữ vệ sinh cá nhân cho bé sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đặc biệt khi trẻ vừa đi vệ sinh xong.

Cách phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé để tăng sức đề kháng. Thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi. Sử dụng nguồn nước sạch để nấu ăn. Đồ dùng ăn uống như chén, bát, đũa… phải được đảm bảo.

Người lớn khi đi làm về cần rửa tay sạch sẽ trước khi bế bồng con trẻ, không nên sử dụng chung các đồ dùng sinh hoạt như bàn chải đánh răng, khăn tắm…

Nhà cửa, cầu thang, các đồ chơi, dụng cụ học tập của bé phải sạch sẽ để tránh các tác nhân, vi khuẩn gây bệnh.

Không cho trẻ tiếp xúc với người có dấu hiệu bệnh. Ngược lại, nếu trẻ đang có nguy cơ của bệnh nên cách ly bé ở nhà không đến trường học tránh trường hợp lây lan dịch bệnh.

– Phòng bệnh ở các cơ sở y tế

Khi trẻ có dấu hiệu bị bệnh và đã được đưa đến các cơ sở y tế thì người chăm sóc bé trực tiếp có khả năng nhiễm virut gây bệnh, vì thế, người này không nên tự do đi lại các phòng bệnh khác.

Bố mẹ nên cho các bé ăn những thức ăn lỏng như cháo dinh dưỡng để bé dễ nuốt, không nên mua các thực phẩm chế biến sẵn như bim bim, thực phẩm cay nóng sẽ  làm các vết loét trong miệng trở nên trầm trọng hơn.

Không nên đưa đồ chơi ở bệnh viện về nhà để tránh các tác nhân gây bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe bé.

Tay chân miệng luôn là nỗi lo lắng của bố mẹ đối với con trẻ. Bài viết trên đã chia sẻ cho các bạn những thông tin bổ ích mà bất cứ các phụ huynh nào cũng cần nắm rõ. Hãy là những người bố, người mẹ thông thái để bảo vệ sức khỏe cho con cái và đẩy lùi dịch bệnh tay chân miệng ở trẻ em nhé.

Các thông tin về bệnh chân tay miệng mà chúng tôi cung cấp trên chỉ mang tính chất tham khảo. Khi các bé có các dấu hiệu bệnh, bạn nên hỏi ý kiến của các chuyên gia y tế, bác sĩ để có phương pháp điều trị hợp lý và tốt nhất.